Nhấn để phóng to ảnh
Buổi lễ diễn ra trang trọng với sự có mặt nhiều Lãnh đạo cấp cao giữa các bên. Về phía APAVE Châu Á – Thái Bình Dương có ông Lê Tuấn Hà, Giám đốc APAVE Châu Á – Thái Bình Dương; ông Nguyễn Thế Thắng, Giám đốc tác nghiệp; Ông Phạm Vũ Thành phụ trách Marketing, Bà Bùi Thị Phương Thảo, Quản lý dự án. Về phía Công ty cổ phần phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô có ông Nguyễn Thành Trung – Giám đốc công ty; ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc công ty và chuyên viên phụ trách.
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Dụ có tên thương mại là Sakana Spa & Resort nằm tại xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích 12,1ha. Trong đó đất xây dựng các công trình điều hành kết hợp dịch vụ là 0,7ha; Đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ là gần 1,7ha; Đất xây dựng các công trình Bungalow lưu trú là hơn 3,8ha; đất hạ tầng kỹ thuật 0,13ha; đất cây xanh hơn 3,4ha và đất giao thông là gần 2,2ha.
Với mục tiêu xây dựng thành khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao, Công ty cổ phần phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô đã lựa chọn hợp tác cùng APAVE Châu Á – Thái Bình Dương trong vệc: Tư vấn thẩm tra bản vẽ thiết kế thi công, tư vấn giám sát thi công xây dựng các gói thầu: Xây dựng hạ tầng giao thông, Xây lắp hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cấp – thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp điện.
Nhấn để phóng to ảnh
Là công ty thành viên của Tập đoàn đa quốc gia APAVE, từ năm 1997, Apave Châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu triển khai các hoạt động dịch vụ tiên phong về đào tạo, tư vấn quản lý, kiểm soát rủi ro, kiểm định và giám sát độc lập các công trình trong mọi ngành ở phạm vi toàn quốc và các nước trong khu vực. APAVE Châu Á - Thái Bình Dương cung cấp giải pháp thỏa mãn cao nhất những mong đợi của khách hàng dựa trên tổng thể những trải nghiệm chuyên môn, phong phú tích lũy qua gần 150 năm phát triển của Tập đoàn.
Trong lĩnh vực khách sạn, du lịch, khách hàng của APAVE Châu Á- Thái Bình Dương là những tên tuổi lớn như Khách san JW Mariot; Khách sạn Hà Nội Opera Hilton, Khách sạn Sheraton; Sài Gòn Pearl; Lotte Hanoi Cente; Khu du lịch sinh thái Hàm Rồng Sa Pa…
Chia sẻ tại Lễ ký kết, ông Lê Tuấn Hà, Giám đốc APAVE Châu Á – Thái Bình Dương tự tin với bề dày kinh nghiệm triển khai tại Việt Nam, công ty sẽ tư vấn tốt các hạng mục hợp tác tại Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Dụ của công ty Ngoại Ô.
Nhấn để phóng to ảnh
Mẫu biệt thự Nhà Nón độc đáo của Sakana Spa & Resort
Công ty cổ phần phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô là đơn vị tiên phong trong phát triển nghỉ dưỡng ngoại ô gắn với giá trị bền vững. Với dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng Hồ Dụ, ngay từ khi bắt tay vào khảo sát thiết kế, ban lãnh đạo công ty đã xác định xây dựng và phát triển dự án này là một công trình xanh đạt tiêu chuẩn Lotus. Mẫu thiết kế biệt thự của dự án đều hướng đến sự tôn trọng sâu sắc giá trị thiên nhiên, không cầu kỳ mà vẫn đủ để mang lại sự tinh tế, sang trọng. Cùng với đó là sự đặc sắc về cảnh quan bởi nơi đây sẽ có 4 con đường Hoa Ban, Hoa Đào, Hoa Mận, Hoa Gạo gắn với 4 phân khu của dự án.
Theo ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty cổ phần phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô, việc lựa chọn một đối tác có lịch sử gần 150 năm với bề dày năng lực, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, kỷ luật cao như APAVE Châu Á – Thái Bình Dương, sẽ làm một trong những đảm bảo cho chất lượng, tiến độ của dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Dụ.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng, dự kiến bắt đầu khai thác thương mại trong tháng 4/2019, nhưng kế hoạch này đã bị “phá sản” và vẫn chưa “chốt” được thời gian bàn giao dự án để khai thác thương mại, do Tổng thầu Trung Quốc không thực hiện đúng các cam kết và chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải (GTVT).
Hiện nay, tư vấn độc lập đang kiểm định Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là Tập đoàn Apave (Pháp), đơn vị này vào dự án từ năm 2016 và vẫn chưa đưa ra kết luận kiểm định cuối cùng về Dự án.
Trả lời câu của PV Dân trí tại sao tới thời điểm này vẫn chưa có kết luận kiểm định cuối cùng để đưa dự án vào khai thác? Ông Nguyễn Công Phú - Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Apave đã đưa ra thông tin khá bất ngờ.
“Vì trong quá trình kiểm định chúng tôi thấy có nhiều thứ không đồng bộ, tiêu chuẩn về an toàn yêu cầu bắt buộc phải đồng bộ. Nói cho đúng thì 50% gọi là ổn, còn 50% đang cần phải xem xét. Mốc vận hành là một chuyện, vấn đề là phải an toàn.” - ông Phú nói.
Nhấn để phóng to ảnh
Theo ông Phú, vấn đề “khó nhất” ở Dự án bây giờ là phải có bộ hồ sơ hoàn chỉnh để thẩm định trước khi bàn giao cho UBND TP. Hà Nội để vận hành. “Hiện nay hồ sơ chưa đầy đủ và hệ thống an toàn cần phải đánh giá kỹ lưỡng, hoàn chỉnh toàn bộ. Ở Việt Nam, đây là dự án đầu tiên nên đặc biệt khó khăn.” - ông Phú cho hay.
Đại diện tư vấn Pháp cũng thông tin, hệ thống an toàn của dự án phải làm rất kỹ, vì sự an toàn không thể chỉ 1-2 tháng mà phải đảm bảo suốt quá trình vận hành khai thác lâu dài, đảm bảo theo các quy định của quốc tế, như trang thiết bị, cơ điện, hệ thống truyền tải thông tin rất quan trọng và phải chuẩn chỉ, đảm bảo yêu cầu tốt nhất.
“Một số chi tiết thiết kế chủ đầu tư cũng yêu cầu Tổng thầu phải sửa lại, khi thiết kế sửa chưa xong thì bên thứ ba là tư vấn chúng tôi chưa thể kiểm định những chi tiết đó. Tư vấn độc lập chỉ có thể kiểm định, đánh giá khi được tư vấn thiết kế đồng ý, trong đó có hệ thống cơ điện truyền tải thông tin.” - ông Phú cho biết.
Dự kiến về thời gian đưa dự án vào khai thác, ông Nguyễn Công Phú bày tỏ băn khoăn: “Nói cả gan thì phải mất 6 tháng nữa. Tuy nhiên, dù có cố gắng đến đâu thì chúng tôi cũng không thể đi vặn vít thay nhà thầu thi công được, mọi việc tùy thuộc vào nhà thầu”.
Về vấn đề này, ông Đường Hồng - Giám đốc Dự án, Tổng thầu Trung Quốc - cho biết: Việc kiểm định, đánh giá gặp một số vướng mắc vì đơn vị đánh giá an toàn hệ thống tàu vào dự án hơi muộn. Theo quy định, đơn vị đánh giá phải vào dự án ngay từ khi xây dựng dự án, nhưng tư vấn vào dự án năm 2016 và lúc này tất cả các hạng mục dự án đã cơ bản hoàn thành.
“Khi họ vào dự án và yêu cầu chúng tôi cung cấp một số hồ sơ, nhưng có những hồ sơ thời gian đã qua rồi nên hoặc là có hoặc không bổ sung được. Vướng ở đó, chủ yếu là về hồ sơ.” - ông Đường Hồng nói và cho rằng công trình đã hoàn thành 100%, hồ sơ đã trình và bàn giao, Tổng thầu đang chờ ý kiến đánh giá cuối cùng của tư vấn độc lập.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thông tin: “Tổng thầu Trung Quốc đề nghị bây giờ cũng có thể khai thác được Dự án nhưng chúng tôi không đồng ý và yêu cầu phải khắc phục một số khiếm khuyết về thiết kế và tập hợp hệ thống các hồ sơ kèm theo.”.
Lãnh đạo Bộ GTVT nhấn mạnh, yêu cầu của Thủ tướng là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối mới vận hành Dự án, do đó phải hoàn thiện hồ sơ, phải có chứng chỉ để đánh giá an toàn thực sự.
Ngày 7/3/2017, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà có buổi tiếp xã giao ông Nguyễn Công Phú - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Apave, Tổng giám đốc Apave châu Á Thái Bình Dương. Dự buổi làm việc cùng Bộ trưởng Phạm Hồng Hà có lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Xây dựng), bà Nguyễn Bích Hằng - Trợ lý Tổng giám đốc, Giám đốc truyền thông của Apave.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà tiếp lãnh đạo Tập đoàn Apave.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Công Phú bày tỏ sự vui mừng khi đến thăm Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Phạm Hồng Hà.
Ông Nguyễn Công Phú cho biết, Tập đoàn Apave được thành lập năm 1867, là đơn vị hàng đầu của Cộng hòa Pháp chuyên về giám định kỹ thuật, tư vấn quản lý, đào tạo và kiểm soát rủi ro. Tập đoàn Apave hiện có hơn 10.860 nhân viên, trong đó có hơn 8.000 kỹ sư, chuyên gia và kỹ thuật viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau, hoạt động nhằm các mục tiêu: chất lượng công trình, an toàn công cộng; an toàn sản xuất; tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường; phòng ngừa rủi ro; chất lượng hệ thống.
Ông Nguyễn Công Phú bày tỏ mong muốn tổ chức chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến của Apave cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư xây dựng Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện đưa kỹ sư Việt Nam làm việc tại các nước trên thế giới.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà bày tỏ sự vui mừng tiếp đón ông Nguyễn Công Phú - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Apave, Tổng giám đốc Apave châu Á Thái Bình Dương tới thăm. Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, Bộ Xây dựng luôn luôn sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế, trong đó có Tập đoàn Apave, nhằm mục tiêu phát triển ngành Xây dựng Việt Nam ngày càng vững mạnh.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà tin tưởng với tài năng, kinh nghiệm của mình, ông Nguyễn Công Phú sẽ kết nối và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa Bộ Xây dựng và Tập đoàn Apave cũng như với các đơn vị, tổ chức quốc tế khác.
Trần Đình Hà
http://www.thesaigontimes.vn/275018/ceo-ban-co-dang-tu-cam-tu-.html
Nguyễn Công Phú(*) | ||
|
Cuối tuần trước, tôi tự thưởng cho mình sáu giờ đồng hồ để xem lại ba bộ phim yêu thích Austerlitz, Waterloo và War & Peace. Phải nói ngay, cả ba phim đều “dính” đến Hoàng đế Napoleon Bonaparte, một thiên tài quân sự và chính trị.
Giống như trường hợp của Tôn Tử ở châu Á, các học giả quản trị bên trời Âu cũng thường đem nghệ thuật trận mạc của Napoleon ra bàn luận trong các chương trình đào tạo lãnh đạo, điều hành tổ chức.
Nếu như trong quân đội, người ta đã áp dụng cách hành quân của Napoleon, sử dụng pháo binh chọc một lỗ thủng bên tuyến phòng vệ của địch rồi xua kỵ binh phá cho lỗ hổng to ra để bộ binh xông vào thì trong nghệ thuật quản trị doanh nghiệp muốn phát triển và đổi mới, người lãnh đạo phải biết chọc mũi dùi vào thành trì lực cản. Chỉ cần chọc vào đúng một hay hai điểm, từ thành công “nhỏ” nhưng rất chiến lược đó, nhà lãnh đạo sẽ huy động được sự đồng lòng cao độ để “tràn bờ” cho những thay đổi cần có.
Quay trở lại hai trận đánh huyền thoại trong phim Austerlitz và Waterloo, nếu Austerlitz đã đưa Napoleon lên đến đỉnh hào quang rực rỡ thì Waterloo là thảm cảnh đi đày và chết cô độc tại hòn đảo hoang vu Saint-Helene xa xôi!
Phải chăng Waterloo đã có thể thắng nếu... binh đoàn kỵ binh đến đúng hẹn (như trong trận Austerlitz) đánh ngang hông lộ quân Nga, Anh, Phổ... để Napoleon có thể đánh thốc vũ bão vào trung quân của phe địch. Chiêm nghiệm kết quả hai trận chiến càng thấy rõ tầm quan trọng của bộ tam: Đúng lúc-Đúng người-Đúng việc!
Napoleon bại trận phải chăng là do quá chủ quan trên đỉnh cao vinh quang, mãi đắm mình trong tháp ngà ngập tràn men say chiến thắng mà thiếu đi những suy nghĩ tỉnh táo, bình thường?
Có bao nhiêu nhà lãnh đạo tổ chức cũng đang trốn trong tháp ngà thành tựu từ quá khứ? Đã có lúc nào ta chợt thức tỉnh và tự hỏi: “Ta có đang tự cầm tù ta trong bốn bức tường thành tựu của doanh nghiệp?”. Tôi đã tìm được câu trả lời cho chính mình khi tình cờ đọc được một bài viết của chuyên gia đổi mới sáng tạo Hal Gregersen - Giám đốc điều hành Trung tâm Lãnh đạo MIT - khi ông nhắc đến chuyện những người đứng đầu tổ chức nhờ biết cách rời vị trí để “vi hành”, để hiểu người hiểu ta mà có những quyết định, giải pháp hợp lý.
Muốn biết ta có đang tự cầm tù chính ta, bạn hãy tự trả lời 10 câu hỏi mà Hal Gregersen đã nêu ra.
1. Có bao nhiêu cánh cửa mà cấp dưới phải qua nếu muốn nói chuyện trực tiếp với tôi?
2. Trong một tuần làm việc bình thường, tôi có thể rời phòng làm việc bao nhiêu lâu?
3. Tôi đã ra một quyết định sai lầm (lớn nhất) cách đây bao lâu?
4. Phải mất bao lâu tôi mới nhận ra quyết định sai lầm của mình?
5. Tôi có thường bị cấp dưới chất vấn trực tiếp và phải trả lời những câu hỏi thuộc dạng “khó nghe, khó nuốt”?
6. Tôi có thường phải nói chuyện với những người mình không vừa lòng, những người mình cảm thấy lúng túng, phải đến những nơi cảm thấy e ngại?
7. Trong các cuộc đối thoại với cấp dưới tôi thường đưa ra câu hỏi hay chỉ khẳng định, xác quyết?
8. Tôi có chịu khó im lặng (dù chỉ vài giây) để chờ nghe câu trả lời?
9. Tuần này có mấy lần tôi đã trả lời: “Tôi không biết”?
10. Lần cuối cùng tôi đưa ra những câu hỏi mang tính cọ xát với cấp dưới khiến họ thay phải đổi suy nghĩ cách đây đã bao lâu?
Với 10 câu hỏi đó, không ai có thể cho ta đáp án ngoài chính chúng ta.
Hôm qua tôi tự vấn với câu hỏi số 3 và 4. Sáng nay lại thử tự vấn với câu hỏi số 8 và 9. Với câu hỏi số 8, rằng tôi có chịu khó chờ nghe câu trả lời, sự kiên nhẫn này quả là không dễ thực hiện bởi trong ta có cái tôi rất lớn và mù quáng! Và rồi vì ta kiêu căng cho là cái gì mình cũng biết nên sẽ không bao giờ trả lời “tôi không biết” ở câu hỏi tiếp theo. Ta thiếu đi sự khiêm cung để cầu thị và lắng nghe!
Qua những câu hỏi đó, Hal Gregersen đang thức tỉnh các nhà lãnh đạo, các giám đốc điều hành: đừng mất đi sự tỉnh táo, phải biết cách thoát khỏi tháp ngà “tôi biết tuốt”, “tôi luôn có lý” để đi thực tế, hỏi thăm, lắng nghe cuộc sống lên tiếng!
Chợt nghĩ, nếu thời gian quay ngược lại, Napoleon cũng tình cờ đọc thấy 10 câu hỏi này để rồi tự vấn, chắc hoàng đế đã không thua trận Waterloo!
(*) Phó tổng giám đốc Apave International - Pháp; Tổng giám đốc Apave Asia&Pacific
Đến dự Lễ thông hầm đường bộ Đèo Cả có sự hiện diện của Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng khoá 13, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Vietinbank Nguyễn Văn Thắng; Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ; Lãnh đạo hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà cùng đại diện các Bộ, Ban, Ngành liên quan và các đối tác, nhà thầu của Dự án.
Phát biểu tại Lễ thông hầm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chúc mừng và biểu dương Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả cùng các Nhà thầu đã phấn đấu, nỗ lực suốt 5 năm qua để hoàn thành việc thi công khoan hầm – tiền đề quan trọng để sớm đưa dự án vào khai thác vận hành trong năm 2017.
Phó Thủ tướng Trịnh Định Dũng đánh giá cao những hiệu quả lan tỏa mà Dự án hầm Đèo cả mang lại. Ngoài việc đem lại sự an toàn cho cung đường, Dự án chắc chắn sẽ là động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa |
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng ghi nhận và biểu dương những đóng góp quan trọng của Bộ Giao thông Vận tải; chính quyền và nhân dân các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa; Ngân hàng VietinBank đã hỗ trợ dự án triển khai toàn bộ các hạng mục đáp ứng tiến độ và yêu cầu chất lượng, kỹ thuật, đảm bảo thi công an toàn.
Được khởi động từ năm 2010, trong gần 2 năm chuẩn bị và hơn 3 năm tổ chức thi công, Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả cùng các nhà thầu và toàn thể cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, nỗ lực làm việc bất chấp thời gian và thời tiết khắc nghiệt. Nhờ những nỗ lực đó, hầm Đèo Cả đã được thông sớm hơn tiến độ 2 tháng, các hạng mục khác của Dự án cũng đều đạt và vượt tiến độ đề ra, đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối, được Hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá tốt.
Ông Hồ Minh Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả khẳng định: “Ý nghĩa của Dự án hầm đường bộ Đèo Cả vượt ra ngoài những số đo và các phép tính thông thường về lợi ích kinh tế. Đây là một minh chứng của khát vọng cống hiến và quyết tâm vượt qua thách thức, vươn tới tầm cao của chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư, thi công xây dựng hầm đường bộ có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật – một lĩnh vực mà từ trước tới nay, chúng ta luôn phụ thuộc vào nguồn vốn, công nghệ, nhà thầu thi công của nước ngoài".
Chia sẻ niềm tự hào về kết quả đã đạt được, Tổng Giám đốc Hồ Minh Hoàng cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Vietinbank và chính quyền địa phương sớm thống nhất biện pháp xử lý, quan tâm tháo gỡ những vấn đề đang khiến nhà đầu tư quan ngại như các quy định về lãi vay không phù hợp; các ưu đãi trong đầu tư chưa có sự đảm bảo và kế thừa, quan điểm trong việc kiểm soát dự án BOT chưa được thống nhất .... "Việc sớm đưa Dự án vào sử dụng là mục tiêu duy nhất của chúng tôi, nhưng cần được sự đồng lòng của xã hội, sự chia sẻ của người dân và các Bộ, Ngành", ông Hồ Minh Hoàng nhấn mạnh.
Phát biểu chỉ đạo nhân dịp Lễ thông hầm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả cần tiếp tục nâng cao năng suất, hiệu quả, chất lượng để sớm đưa Hầm đường bộ Đèo Cả vào khai thác, vận hành đúng tiến độ trong năm 2017. Để thực hiện mục tiêu này, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông Vận tải là đầu mối làm việc với các Bộ liên quan, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Vietinbank tháo gỡ các vướng mắc, đảm bảo cho Nhà đầu tư triển khai và hoàn thành Dự án. Cùng với đó, để phát huy tối đa hiệu quả của hầm đường bộ Đèo Cả, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải sớm thống nhất với Nhà đầu tư phương án tổ chức vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình này.
Nhân sự kiện thông hầm Đèo Cả, ông Hồ Minh Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu Đèo Cả đã thay mặt Hội đồng Quản trị và Ban điều hành Công ty gửi lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ; Bộ Giao thông Vận tải, các Bộ, cơ quan ngang Bộ; lãnh đạo Chính quyền và nhân dân địa phương các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa; Ngân hàng Vietinbank; các tổ chức tài chính tín dụng; các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình đã giúp đỡ và hết sức ủng hộ Dự án.
Thay mặt Chủ đầu tư Dự án, Tổng Giám đốc Hồ Minh Hoàng cũng bày tỏ sự đánh giá rất cao và gửi lời cảm ơn đến các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, các nhà thầu cùng toàn thể cán bộ, kỹ sư, công nhân, người lao động đã, đang và sẽ góp sức để hầm đường bộ Đèo Cả sớm được đưa vào sử dụng trong năm 2017 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.
Link: http://baodautu.vn/chinh-thuc-thong-ham-deo-ca-ket-noi-phu-yen-va-khanh-hoa-d49328.html
Đô thị kiến trúc: hạn chế các trục trặc kỹ thuật. Hợp đồng tư vấn xây dựng của Đô thị kiến trúc và di sản
Một phương thức giao thông mới của Paris tôn trọng môi trường và an toàn cho n...
TBKTSG - Quản trị có triết lý không? Câu trả lời là có. Bởi lẽ doanh nghiệp là một thực thể cấu tạo từ những con người. Có con người là có triết lý. Nói gọn ghẽ, đó là triết lý để tư duy và hành động.
 ...
Đường link Bản tin APAVE Today số 3/2018:
https://www.scribd.com/document/396838442/APAVE-Today-So-3-2018
Ngày nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp do phái nữ lãnh đạo, hoặc phái nữ được bổ nhiệm vào ban điều hành doanh nghiệp. Điều này minh chứng được sự bình đẳng đối với phái nữ trên mọi mặt trận, và thực tế, họ ...
Trong thời kì khủng hoảng kinh tế/ tài chính toàn cầu có thể đưa một doanh nghiệp đến tình cảnh phá sản “tức thì”, thế mà chính ngay trong doanh nghiệp đó một số lãnh đạo hay cán bộ chủ chốt vẫn giữ một phong t...