Từ 7 tháng nay, ngay sau Tết Tân Mão, nếu có một CEO phải thật sự bươn chải với qui luật kinh tế thị trường mà "thanh thản" thì tôi xem đó là một người may mắn số 1 ở đời này!
TS. Nguyễn Công Phú
Giám đốc Châu Á - Thái Bình Dương, Tập đoàn APAVE
Trong những hội nghị tại Việt Nam và ngoài Việt Nam, đại đa số các CEO mà tôi được gặp, trao đổi, hỏi thăm "Anh (chị) có cách gì hay chỉ cho tôi với". Câu trả lời gần như không thay đổi lắm là "Công ty anh có cash-flow nhiều không?". Vì không ai biết cái khủng hoảng lần này lúc nào thì có lối ra! Ngay như Mỹ, một cường quốc in bạc và buộc được cả thế giới phải dùng, suýt bị tuyên bố phá sản (nghĩa là không có tiền!) và sau đó bị một tổ chức đánh giá cũng là Mỹ - Standard & Poor's, hạ bậc mức đáng tin cậy về sức khỏe tài chính - tiền tệ.
Cùng một lúc, các nước tiên tiến về kinh tế - tài chính - công nghiệp ở Châu Âu như Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý... đứng bên bờ phá sản. Định luật xác suất muôn thuở đến đây vẫn đúng, là khi đã gặp khốn khó thì khốn khó lại từ trên trời rơi xuống thêm! Nhật Bản đã không khấm khá, bị Trung Quốc chiếm đoạt ngôi cường quốc kinh tế thứ hai, thì sóng thần đánh gục hai nhà máy điện hạt nhân, gây ra một thiên tai nguyên tử dân sự còn hơn Chernobyl. Hậu quả kinh tế là hàng trăm tỷ Đô la cộng thêm nền kinh tế xã hội bị đảo lộn ít nhất là 5 năm. Trừ vài nước như Đức, Pháp còn chưa bị các Tổ chức đánh giá kinh tế - tài chính hạ bậc, gần như mọi quốc gia trên thế giới gặp khó khăn kinh tế đều bị hạ một bậc. Bị hạ bậc thì quốc gia đó phải trả lãi vay trên thị trường quốc tế tăng lên. Như thế thì quốc gia này khó mà có lãi vay nhẹ tay cho các doanh nghiệp trong nước (trừ những nước như Nhật, dù khó khăn nhưng lại có một nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, hàng ngàn tỷ Đô la).
Cái gì đã xảy ra tại các nước tiên tiến Mỹ, Châu Âu? Từ lĩnh vực hành chính công đến các tập đoàn, công ty tư nhân "thắt lưng buộc bụng" là mốt quản trị. Lương chẳng những không tăng mà còn giảm. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tỷ lệ công ty phá sản cũng vậy. Và xã hội trở nên bi quan, ảm đạm. Nói chung ai cũng lo. Từ CEO đến tạp vụ! May mà họ chỉ có lạm phát là 2 hay 3% thôi. Mọi doanh nghiệp để kinh doanh đều cần vay ngân hàng. Càng có cash-flow dồi dào càng nên vay ngân hàng. Vì ngân hàng "thích cho" khách hàng có tiền vay. Lại cho lãi suất tốt nhất có thể. Như MICROSOFT, giàu gần như nhất thế giới cũng vay ngân hàng một phần vốn để đầu tư cho việc thiết kế các dịch vụ và sản phẩm mới cho tương lai. Dĩ nhiên có những ngân hàng chuyên trách cho từng loại doanh nghiệp Lớn - Vừa - Nhỏ, Công nghiệp - Nông nghiệp - Xây dựng... Nhưng vì người tiêu dùng lại không dám tiêu dùng nữa vì sợ khủng hoảng. Thế là bộ máy sản xuất bị phát cúm gà ngay. Tỷ số tăng trưởng của Mỹ là 1%, Châu Âu là chưa đến 2%. Các dấu hiệu thiểu phát ló dạng. Và các CEO chỉ còn biết cắt CHI là chính: không tuyển thêm nhân viên, sa thải nhân viên, giảm lương, các đầu tư R&D bị dừng lại... Bảo tồn sự sống còn của doanh nghiệp mình là may lắm rồi, lấy niềm hưng phấn ở đâu mà đầu tư cho tương lai. Những cuộc thăm dò dư luận đều có một kết quả đồng nhất là từ CEO đến dân thường (người lao động) đều có tâm lý bi quan cho hiện tại và tương lai.
Nhưng ở Việt Nam thì sao? Còn rất khác với các quốc gia tại khu vực, đừng nói gì là các quốc gia tiên tiến. Có hai điểm mấu chốt, mà hai điểm này lại tương hỗ lẫn nhau là lạm phát so với 12 tháng trước là gần 20% và lãi suất ngân hàng cũng thế. Sức mua của nền kinh tế xã hội không tăng thì CEO làm sao quản trị có lãi hơn 20% để dám đi vay để kinh doanh. Một hiện tượng nghịch lý là ngay ngân hàng có cho vay cũng không dám vay. Ngoại trừ nếu không vay thì chết ngay! Cái vòng luẩn quẩn này, tôi tin là những CEO Việt Nam thật sự xem như là một ác mộng khi ngủ và ngay khi đã tỉnh dậy mà làm công việc quản trị. Như làm sao để thông báo với nhân viên mình là lạm phát là 20%, nhưng công ty tăng lương nhiều lắm là 5%. Ở Việt Nam, với truyền thống bao cấp, những ngày lễ lớn, ngày hè, doanh nghiệp phải lo phúc lợi chào mừng và tài trợ nghỉ dưỡng cho nhân viên. Bây giờ thì sao, cắt bỏ hết vì hợp đồng đình trệ? Đã không tăng lương lại cắt giảm hết "phúc lợi"? Nhà CEO, kẻ quản trị trở thành "tội đồ" của tập thể mình lãnh đạo? Bên cạnh đó, đối với CEO thật sự có một HĐQT với cổ đông góp vốn ngồi họp với vị trí "quan tòa" hay "công tố viên" vì công ty không có lãi để chia cổ tức hậu hĩnh, lại là một ác mộng ngay khi chẳng thấy buồn ngủ.
Chỉ số tăng trưởng của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm là gần 6%. Có nghĩa là bộ máy kinh tế quay chậm lại 30% so với 1 năm trước đây, càng giải thích được tâm trạng bí bách của những CEO còn ngồi ở ghế CEO. Sóng gió kinh tế - tài chính 2009, lại sóng gió kinh tế - tài chính 2011 với một viễn cảnh 2012 không sáng sủa gì hơn. Làm CEO không những là can đảm mà thật là liều mạng!
Tôi chia sẻ hoàn toàn với lời khuyên của một đồng nghiệp quốc tế, mà cũng là người bạn dù lớn tuổi hơn mình, là trong tình huống này, QUẢN TRỊ là dám làm những gì mình chưa dám làm hay nói cách khác là làm cái mà mình chưa bao giờ làm! Có bị cách chức thì ít ra mình đã tận tâm, tận tụy với cái nghiệp CEO của mình!
Paris, 6.10.2011
Đô thị kiến trúc: hạn chế các trục trặc kỹ thuật. Hợp đồng tư vấn xây dựng của Đô thị kiến trúc và di sản
Một phương thức giao thông mới của Paris tôn trọng môi trường và an toàn cho n...
TBKTSG - Quản trị có triết lý không? Câu trả lời là có. Bởi lẽ doanh nghiệp là một thực thể cấu tạo từ những con người. Có con người là có triết lý. Nói gọn ghẽ, đó là triết lý để tư duy và hành động.
 ...
Đường link Bản tin APAVE Today số 3/2018:
https://www.scribd.com/document/396838442/APAVE-Today-So-3-2018
Ngày nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp do phái nữ lãnh đạo, hoặc phái nữ được bổ nhiệm vào ban điều hành doanh nghiệp. Điều này minh chứng được sự bình đẳng đối với phái nữ trên mọi mặt trận, và thực tế, họ ...
Trong thời kì khủng hoảng kinh tế/ tài chính toàn cầu có thể đưa một doanh nghiệp đến tình cảnh phá sản “tức thì”, thế mà chính ngay trong doanh nghiệp đó một số lãnh đạo hay cán bộ chủ chốt vẫn giữ một phong t...